Vành đai 3.5 là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội, đang được triển khai xây dựng, kỳ vọng khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện hạ tầng cảnh quan, phát triển kinh tế và gia tăng giá trị bất động sản.
Trong khuôn khổ bài viết này hãy cùng mailandhanoicity.net cập nhật thông số kĩ thuật, quy hoạch chi tiết và tiến độ xây dựng, tầm quan trọng của tuyến Vành đai 3.5.
1. Giới thiệu về tuyến đường Vành đai 3.5
Tên dự án | Tuyến đường Vành đai 3.5 Hà Nội |
Khởi công | Tháng 10/2017 |
Vị trí
|
Nằm ngoài Vành đai 3 và trong đường Vành đai 4. Điểm xuất phát từ Phúc La – cao tốc Pháp Vân và điểm cuối đến Quốc lộ 2. |
Cắt qua tuyến | Đường Ngọc Hồi, Xa La – Thanh Hà -> đường Quang Trung, Tố Hữu, Đại lộ Thăng Long -> quốc lộ 32 qua cầu Thượng Cát -> Mê Linh -> Quốc lộ 2. |
Chiều rộng toàn tuyến | 60m (có đoạn 42m và 70m) |
Đi qua các quận, huyện | Thanh Trì, Đông Anh, Hà Đông, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm, Mê Linh |
2. Quy hoạch chi tiết tuyến đường Vành đai 3.5
Theo quy hoạch, tuyến Vành đai 3.5 được chia thành 5 đoạn chính:
- Đoạn 1: Từ Pháp Vân đến trục Xa La – Khu đô thị Thanh Hà: Tuyến đường trục phía Nam, bắt đầu từ nút giao Phúc La – Văn Phú và kết thúc tại đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, đã hoàn thiện các nút giao nội bộ trong khu đô thị Thanh Hà – Mường Thanh.
- Đoạn 2: Từ đường trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long: thuộc quy hoạch đường Vành đai 3.5, gần như đã hoàn thiện 80%. Là tuyến đường huyết mạch ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội, không chỉ góp phần đồng bộ hạ tầng giao thông mà còn hấp dẫn đầu tư, thay đổi diện mạo khu vực.
- Đoạn 3: Từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32: Khởi công từ tháng 10/2017, với tổng mức đầu tư lên đến 1000 tỷ đồng, đoạn đường này do huyện Hoài Đức làm chủ đầu tư, đi qua các xã Vân Canh, Di Trạch, An Khánh.
- Đoạn 4: Từ đường 32 đến cầu Thượng Cát: Đoạn này có chiều dài 4km, chiều rộng mặt đường 60m, và tổng vốn đầu tư khoảng 1490 tỷ đồng. Điểm đầu giao Quốc lộ 32 tại đoạn giữa trường Cao đẳng Giao thông Vận tải và Đại học Công nghiệp Hà Nội, cắt qua đường Hoàng Quốc Việt kéo dài và trục đường Tây Thăng Long. Điểm cuối là cầu Thượng Cát, nối với đường ven đê sông Hồng rẽ lên đường 23, Quận Bắc Từ Liêm.
- Đoạn 5: Đoạn qua huyện Mê Linh, huyện Đông Anh: Đoạn đường này có tổng chiều dài 9.1km, với mặt đường rộng 60m, dải phân cách giữa rộng 4m, dải phân cách hai bên rộng 2x2m, vỉa hè hai bên rộng 2x7m. Hai lòng đường xe chính rộng 2x12m, và hai lòng đường xe hỗn hợp rộng 2x7m. Điểm đầu tại nút giao phía Bắc cầu Thượng Cát với Quốc lộ 5 kéo dài (đường Hoàng Sa kéo dài), và điểm cuối tại nút giao đường Vành đai 3 phía Bắc sông Hồng.
3. Cập nhật tiến độ tuyến đường Vành đai 3.5 – Hà Nội
Khảo sát thực tế thì tiến độ thi công Vành đai 3.5 đang được thực hiện như sau:
- Đoạn từ Pháp Vân đến trục Xa La – Khu đô thị Thanh Hà (hay còn gọi là đường trục phía Nam): chưa có kế hoạch xây dựng.
- Đoạn từ đường trục phía Nam đến Đại lộ Thăng Long (chính là đường Lê Trọng Tấn – Hà Đông): đã hoàn thiện khoảng 80% và cắm mốc chỉ giới, khẩn trương hoàn thành toàn bộ.
- Đoạn từ Đại lộ Thăng Long đến đường 32: đang được gấp rút triển khai để huyện Hoài Đức hoành thành các chỉ tiêu, kịp thời lên thành Quận sớm nhất.
- Đoạn từ quốc lộ 32 đến cầu Thượng Cát, đường qua huyện Mê Linh, huyện Đông Anh: chưa có kế hoạch triển khai xây dựng nhưng đã cắm mốc chỉ giới.
4. Ý nghĩa của việc triển khai đường Vành đai 3.5
Dự án Vành đai 3.5 Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông phía Tây và Tây Bắc Thủ đô, mở ra triển vọng lớn, cơ hội phát triển cho khu vực này.
Với khả năng giải quyết áp lực giao thông từ các tuyến đường trọng điểm như Vành đai 3 và Vành đai 4, dự án không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của lượng lớn dân cư mà còn tạo sự liên kết hệ thống hạ tầng trong khu vực. Điều này không chỉ giúp giải tỏa giao thông mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân.
Vành đai 3.5 còn được xem như “đòn bẩy” quan trọng, thúc đẩy thị trường bất động sản tại phía Tây Hà Nội. Vốn dĩ đã được đón nhận nhiều “cú hích” từ hạ tầng trong vài năm gần đây, khu vực phía Tây Thủ đô nay lại được tiếp thêm nhiệt từ siêu dự án tuyến Vành đai 3.5.
Đây là cơ hội để khu vực này phát triển mạnh mẽ hơn, thu hút đầu tư và tạo ra làn sóng phát triển mới. Với những ý nghĩa này, dự án hứa hẹn sẽ là một nguồn động viên quan trọng cho sự phồn thịnh của khu vực và đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của Thủ đô Hà Nội.
Tổng kết, dự án Vành đai 3.5 Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu giao thông của thành phố, mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng, nâng cao khả năng kết nối, giảm ùn tắc giao thông, và tạo môi trường giao thông an toàn, thúc đẩy phát triển bền vững của Hà Nội và các khu vực lân cận.